●❈❈❈● KÍNH CHÚC CÁC BẠN ĐỒNG TU THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC, TINH TẤN TU HÀNH, MAU ĐẾN BỜ GIẢI THOÁT ●❈❈❈●

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền...

01/09/2022

SƠ LƯỢC TỔ SƯ ĐẠT MA

Theo truyền thuyết, Đạt Ma Sư Tổ có tên thật là Bồ Đề Đạt Ma. Ngài được sinh ra tại Nam Thiên Trúc, Ấn Độ và là người con trai thứ 3 của nhà vua Pallava Tamil. Danh hiệu Đạt Ma của ngài mang ý nghĩa biểu tượng cho sự rộng lớn và thông đạt.

Sau khi Ngài thông đạt chư pháp, vị tổ đời thứ 27 của nhà Phật tên là Bát Nhã Đa La đã ban cho ngài. Kể từ đó ngài đã trở thành vị tổ thứ 28 và là truyền nhân của vị tổ đời thứ 27.

Bồ Đề Đa La đã nghe theo lời của thầy xuất dương để tìm hiểu về thế sự, truyền pháp và giúp con người giác ngộ. Ngài đã đi tới tận Trung Hoa và đã gặp được vua Lương Vũ Đế, một nhà vua sùng đạo Phật. Tuy nhiên khi ngài giảng giải với nhà vua bởi việc tích đức để đời thì nhận thấy nhà vua vẫn không lĩnh ngộ được. Vì vậy Đạt Ma Sư Tổ nhận ra rằng đây chưa phải lúc truyền pháp tại nước Trung Quốc.

Sau đó ngài đã tiếp tục lên đường, vượt qua con sông Giang Bắc, qua cả nước Ngụy, lên tới núi Tung Sơn và thu thiền định tại đây trong vòng 9 năm. Trong suốt 9 năm ngày chỉ quay mặt vào vách núi và không nói thêm bất kỳ một điều gì. Khi đó Huệ Khả cũng đã hữu duyên gặp được ngài và truyền thuyết bất hủ về tinh thần nỗ lực, quyết tâm học đạo của Đạt Ma Sư Tổ được truyền lại.

Đạt Ma Sư Tổ được xem là một người truyền bá cũng như sáng lập nên Thiên Học và Võ Thuật cho Trung Quốc. Theo truyền thuyết thì môn võ Thiếu Lâm Tự cũng được ngài truyền bá lại. Đồng thời ngài cũng chính là cha đẻ của Thiền Phật Giáo tại Trung Quốc./.

2 nhận xét: