Đây là bài thuyết giảng đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa, Ngài thuyết giảng ngay tại cung đình của Vua Lương Vũ Đế buổi thuyết pháp có sự hiện diện của nhà vua và toàn thể văn võ bá quan là những thành phần trí thức ưu tú trong nước. Lương Vũ Đế là một ông vua sùng đạo, còn các quan trong triều cũng đều là những bậc trí thức trong nước, thế mà cũng không lãnh hội và chấp nhận nổi những ý chính trong bài thuyết pháp của Bồ Đề Đạt Ma, một phần vì nhà vua và các quan còn chấp thủ, một phần vì những lời lẽ thuyết pháp quá ư là mạnh bạo, gần như vỗ mặt sỗ sàng. Tuy nhiên lời lẽ và lý luận lại rất đanh thép ngôn từ rất rõ ràng và cô đọng.
Bài thuyết pháp tuy rất ngắn
gọn nhưng thật là đầy đủ ý nghĩa, nó bao gồm tất cả các tinh hoa
của giáo pháp Phật và cốt lõi của Thiền. Có thể nói cuốn Sách
“Đạt Ma Huyết Mạch Luận” xuất bản sau này cũng chỉ diễn giải, triển
khai, lấy từ những tư tưởng trong bài thuyết pháp cốt tủy này mà
thôi.
Thất bại trong lần thuyết pháp
đầu tiên tại Trung Hoa, Bồ Đề Đạt Ma bỏ sang phía Bắc nước ngụy Ngài
không thuyết pháp nữa mà chỉ ngồi Thiền quay mặt vào vách đá (Bích
quán) suốt chín năm sau đây là phần thuyết pháp:
BẢN CHẤT CỦA
TÁNH.
Tất cả Chư Phật trong quá khứ
và vị lai, đã và sẽ được tạo thành từ trong Tánh. Sự hiểu biết
được truyền từ Tánh sang Tánh thông qua ngôn từ cho nên Tổ Bồ Đề Đạt
Ma mới nói:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt
truyền
Trực chỉ nhân
Tánh
Kiến Tánh thành
Phật.
Tạm dịch:
Không viết thành
sách
Truyền ngoài
Kinh điển
Chỉ thẳng Tánh
Người
Thấy Tánh thành
Phật.
Tánh của mỗi Người đồng điệu
và tương ứng với thực tại muôn đời và thực tại muôn nơi.
Tánh là Phật – Không có Phật
ngoài Tánh, nên cũng gọi là Phật Tánh tức Tánh trong Phật.
Nếu coi Giác ngộ và Niết bàn
là những sự vật ngoài Tánh là một điều sai lầm lớn. Không có Giác
ngộ ở ngoài Tánh, không có chỗ nào gọi là nơi, chốn cho những Người
muốn đến Niết bàn, ngoài thực tại của Tánh, tất cả đều là huyễn
tưởng, chẳng có Nhân cũng chẳng có Duyên, chẳng có lý do, cũng chẳng
có kết quả. Chỉ có một thực tại duy nhất là từ cái Tưởng của
Tánh, sự an nghỉ “Thanh tịnh” của Tánh chính là Niết bàn.
Nếu ta đi tìm
một Phật ngoài Tánh là đi tìm Bất hư không. Tánh là Phật và Phật
chính là Tánh, nếu tưởng tượng Phật ở ngoài Tánh hay hình dung,
Cầu, Xin, Cúng, Lạy, tìm Phật ở bên ngoài là mê sảng.
PHƯƠNG THỨC.
Cho nên chúng ta phải nhìn vào
trong chứ không nhìn ra ngoài, phải để Tánh của mình Thanh tịnh tự
nhiên thì nó mới hiển lộ, mới thấy Phật Tánh Thanh tịnh của chính
mình được.
Tất cả chúng sanh đều có Tánh
Phật như mình, nên không ai cứu được ai. Cũng không có vị Phật nào hơn
vị Phật của chính mình nên không phải van xin lạy lục hay cầu nguyện
ai cả.
Không có luật pháp nào chói
buộc, kìm hãm được một vị Phật, một vị Phật là chân như “Phật Tánh
không nay, không xưa, Phật Tánh không thêm, không bớt, không thừa”. Như
vậy thì Phật Tánh không thiện cũng chẳng ác, không sợ sa ngã, phạm
giới, nên Phật Tánh không thể có lỗi lầm được.
Cúng kiếng, Tụng, Niệm, ngồi
Thiền, cầu xin, hoằng pháp, giữ giới, bố thí v.v…
và tất cả những thứ khác đều không có ích lợi gì cả mà chỉ cần
duy nhất một điều là phải thấy được “Chân Tánh Phật Tánh của chính
mình” thì mới đưa mình đến Giải thoát, đến Niết bàn được.
TÁNH PHẬT.
Không có bất cứ một cuốn kinh
nào, không có bất cứ một sự tu khổ hạnh nào có thể đưa ta ra khỏi
lục đạo luân hồi, ngồi Thiền, Tụng kinh, Niệm Phật, tu khổ hạnh hoàn
toàn vô ích, chỉ duy nhất một cách là để cho Tâm vật lý của mình
Thanh tịnh tự nhiên và thấy Tánh nó hiển lộ ở chính nơi mình mới
thành Phật được. Tất cả những hiện tượng, hình tướng khác đều là
sương mù, ảo ảnh, hư dối. Tất cả những kẻ lý thuyết, lý luận trên
Trời dưới Đất tu mà thấy cái này, thấy cái kia đều là những tay sai
của Ma Vương nó dẫn con Người đến chỗ huyễn tưởng, hư dối.
Mọi hệ thống triết học đều
hoàn toàn sai lầm và có tính toán để lừa gạt, họ hay dùng đến
thiện nghiệp, họ rất chuyên tâm, chuyên nghiệp và tiến bộ để đi lừa
phỉnh thiên hạ. Chúng ta mỗi Người là một vị Phật, chúng ta không có
tội hay nói đúng hơn là chỉ có một tội duy nhất đó là tội “Vô
minh”, tội này rất nặng nó có thể giam chúng ta mãi trong Lục đạo
Luân Hồi. Thân xác là phù du cuộc đời trôi nhanh như một giấc mộng,
trong giấc mộng của cuộc đời ta có thể thấy được thực chất của
chính mình, trong giấc mộng mỗi cuộc đời chính Phật Tánh nó sẽ tự
hé mở và hiển lộ trong bản thể, đó là thực thể. Vậy nên trong thời
gian ngắn ngủi của cuộc đời, ta phải tự Giác ngộ, Giải thoát. Hãy
thấy Tánh ở nơi chính mình, nó ở trong mỗi Người, nó ở trong tất cả
mọi Người nó hoàn toàn giống nhau. Thấy nó mới thoát khỏi vòng sanh
tử luân hồi để đi đến Niết bàn được.
PHÁP
THÂN.
Tánh Phật ở trong Phật giới
vượt cửa Hải triều Âm vào Tam giới, vào thế giới loài Người mượn
thân Người để tạo nghiệp. Khi đã trải qua vòng luân hồi vô lượng kiếp
mà muốn quay trở về Phật giới thì phải đi qua cửa Hải triều Dương
và bắt buộc phải có công đức, nhờ có khối công đức đã tạo khi mượn
thân Người ở thế giới loài Người, nên nó được điện từ Quang trong
Phật giới chiếu vào, lập tức ngôi nhà pháp thân Thanh tịnh được hình
thành, cùng lúc này trong ngôi nhà pháp thân Thanh tịnh một kim thân
Phật được định hình và Tánh Phật nhập vào đó làm sự sống, lúc
này một vị Phật mới được sanh ra. Như vậy trải qua vòng luân hồi vô
lượng kiếp nhưng Tánh Phật vẫn không sanh, không diệt, không thêm, không
bớt, không nhơ, không nhớp, không bị tẩy sạch, không yêu, không ghét,
không đến, không đi, không đàn ông, không đàn bà, không già, không trẻ,
không tu, không tục, không có, không không, pháp thân không một mà cũng
không nhiều, không Thánh mà cũng chẳng Phàm. Tánh Phật đi vào tất cả
muôn loài không hề bị trở ngại và không có gì ngăn cản được, nó luân
chuyển trong vòng sanh tử theo luật nhân quả trong Tam giới vô lượng
kiếp để làm sự sống cho muôn loài.
Vì thế mỗi Người hãy tự chiêm
ngưỡng, lãnh hội Tánh Phật cho chính mình, nếu lãnh hội được là
Giải thoát thì mới có “Ngôi nhà pháp thân Thanh tịnh và Kim Thân Phật.
THANH TỊNH.
Xin nhắc lại rằng muốn có
pháp thân ta chẳng cần Cúng kiếng, Tụng, Niệm, ngồi Thiền, cầu xin,
hoằng pháp, giữ giới, bố thí thờ phụng vv… Mà cũng chẳng cần tìm
cái gì bên ngoài bởi lẽ trong chính con Người chúng ta đã có tất cả.
Tất cả những sự vật bên ngoài
đều là hư ảo, giả tạm, chỉ có Tánh Phật bên trong là chân như. Vậy
nên chỉ nguyện cầu chính vị “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng” của mình mà
thôi. Điều cốt yếu là tập làm sao cho nó Thanh tịnh tự nhiên, nó sẽ
giúp ta thấy được Tánh Phật của chính nơi ta (gọi là Kiến Tánh).
Muốn được vậy ta phải bỏ tất
cả những vọng tưởng kể cả những ảo ảnh về Chư Phật và tất cả
những gì liên quan, dính mắc đến vật chất nơi thế gian Này thì mới
Giải thoát được.
THIỀN LUẬN
Không có gì quý hơn những ý
tưởng vô hình phát ra từ Tánh Phật. Chữ “Phật” không phải là tên
Người nó là một từ của Người Ấn Độ, ta có thể hiểu là “Giác”
cũng được. Nhưng “Giác” này không phải là cảm giác hay ảo giác, mà
nó là “Giác ngộ, là toàn năng, toàn Giác nên nó sâu rộng nó trùm
khắp mọi nơi”.
“Thiền” không có nghĩa là tham
Thiền, suy tưởng. Ta chỉ đạt đến “Thiền” khi ta thấy được Tánh Phật
Thanh tịnh của chính mình, nên một Người tu hành này lọ hoặc là đã
đọc vô số kinh luận mà không “Kiến Tánh” thì chỉ là cái bị đựng
sách và vẫn là một kẻ Phàm phu tầm thường.
Đạo lý này ta nói hơi khó
hiểu đối với mọi Người, vì ngôn từ vật lý Thế gian không thể diễn
tả được cái chân như của Tánh Phật, nên chỉ có Người nào nhận được
nó thì mới hiểu thôi.
Ta có thể nói như vầy: Các
ngươi phải nhận được chân Tánh, Phật Tánh của chính mình thì các
Ngươi sẽ tự hiểu chứ không thể nào mà để một Người khác diễn tả
cho mình nghe được…..Vì không nói được, không diễn tả được nên tất cả
những kinh luận đều vô ích, kinh luận chỉ là phương tiện, là những
câu chuyện phù phiếm, chạy quanh mọi vấn đề triết lý văn tự Bát nhã.
Kiến Tánh nó rất giản dị nó
không thể chia ra thành từng phần, cũng giống như ta nuốt đồ ăn nó
giản dị và lập tức, ta không thể lý luận viển vông quanh việc nuốt
đồ ăn được, mà ta chỉ biết nuốt hay không nuốt mà thôi.
Kẻ nào ngồi tưởng tượng về
Phật Tánh và tìm cách “Định” nó, thì kẻ ấy rơi vào sai lầm nghiêm
trọng. Tất cả những vọng tưởng chỉ là những bóng ma phù phiếm.
Chính những vọng tưởng đó nó sanh ra những bóng ma để níu kéo, giữ
con Người triền miên trong vòng luân hồi. Vậy nên con Người sẽ chỉ
được Giải thoát khi con Người buông bỏ vọng tưởng để sống với Phật
Tánh thanh tịnh của chính mình.
Còn những Giáo lý chỉ là
phương tiện giúp Người ta chuẩn bị hành trang tu tập mà thôi. Cho nên
Học, Đọc, Tụng, Niệm không thể tạo nên một vị Phật, cũng như mộng
không thể học được, chết không thể học được, lãnh hội Phật tánh nơi
chính mình cũng không thể học được. Phật tánh là tự nhiên ta không
thể tu hay tạo ra được mà chỉ lãnh hội được mà thôi.
Người nào lãnh hội được Phật
tánh thì Người đó không còn Thiên đàng, không còn Địa ngục, không còn
tôi, không còn Người khác, không còn gì bên ngoài. Vậy muốn lãnh hội
được, muốn nhận ra chân tánh, Phật Tánh của chính mình thì cần phải
buông bỏ vọng tưởng và để Tâm vật lý của mình tự nhiên Thanh tịnh
là đủ.
VÔ MINH.
Vô Minh là u tối, là không sáng
suốt. Vậy muốn xóa Vô Minh phải làm bằng cách nào? Bằng cách làm
cho nó sáng lên, cũng giống như trong một căn phòng tối, muốn nó sáng
thì ta phải thắp đèn, khi có ánh sáng trùm khắp thì sẽ không còn
bóng tối nữa. Cho nên muốn xóa Vô Minh thì trước hết ta phải Giác
ngộ, khi Giác ngộ thì sẽ biết công thức để tu tập, biết cách tạo ra
công đức, tức là mình giúp cho Người khác Giác ngộ như mình thì tự
nhiên mình sẽ có công đức và công đức nó được lưu vào trong vỏ bọc
Tánh Phật. Vì công đức nó là cực Dương, tức cực sáng cũng gọi là
hào Quang khi nó càng nhiều thì càng sáng nên nó phá tan Vô Minh, vì
đã phá tan vô minh thì lập tức Kiến Tánh, nhờ Kiến Tánh nên biết
đường trở về Phật giới gọi là thành Phật. Chính vì thế Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni mới nói: “Một tay đồ tể buông đao là thành Phật”. Tại sao
lại có thể như vậy được? Một tay đồ tể thì nghiệp ác vô cùng nhiều
thì làm sao mà thành Phật? Vì tay đồ tể này đã Giác ngộ và nhận
ra lỗi lầm của mình nên buông đao và đi làm công đức, nhờ có công đức
mà tay đồ tể này đã phá tan được Vô Minh, vì đã phá tan được vô minh
nên ngay lập tức Kiến Tánh, nhờ Kiến Tánh nên biết đường trở về
Phật giới gọi là thành Phật.
GIÁC
NGỘ.
Giác ngộ tức là hiểu biết mà
nhờ hiểu biết nên mới biết công thức tu tập và biết cách tạo ra công
đức thì mới xóa được Vô Minh.
Nhưng tại sao đại đa số loài
Người lại không thể Giác ngộ? Là bởi vì Nghiệp của họ níu kéo,
chống đối lại họ, nên họ hôn mê, mù quáng, họ bất lực là do những
hình phạt về những tội lỗi họ đã gây ra từ vô lượng kiếp mà họ
chưa trả nợ hết. Trường hợp này sẩy ra ngay cả đối với các bậc tu
hành, trong khi đó những kẻ phàm tục có gia đình vợ con lại có thể
Giác ngộ.
Đối với những trường hợp chưa
Giác ngộ thì chúng ta phải tập bỏ bớt tham vọng và nên tìm cách
tạo công đức chỉ có công đức thì nó mới xóa được Vô Minh. Còn cứ
cầu xin, lạy lục, Tụng kinh, Niệm Phật, tu khổ hạnh, nghiên cứu, học
hành, giữ giới chẳng ích gì. Bởi vì muốn Kiến Tánh thì phải làm
sao cho nó hiển lộ chứ không thể học được.
PHẬT TÁNH LÀ
GÌ?
Như đã nói ở trên và xin nhắc
lại:
Chữ “Phật” không phải là tên
Người, nó là một từ của Người Ấn Độ, ta có thể tạm hiểu là
“Giác”. Giác này không phải là cảm giác hay ảo giác, mà nó là
“Giác ngộ, là toàn năng, toàn giác nên nó sâu rộng trùm khắp mọi
nơi”.
Chữ “Tánh” phải biết cho rõ
là: Nó có cái ý làm chủ gồm bốn thứ: Hằng Thấy, Hằng Nghe, Hằng
Nói và Hằng Biết, được bao bọc bởi cái vỏ bọc bằng điện từ Quang
nó luôn hành làm sự sống cho bốn thứ đó. Nó có tự nhiên hằng hà sa
số khắp trong Phật giới. Phật trùm đến đâu thì nó có khắp ở đó nên
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tạm gọi là Phật Tánh cũng tức Tánh trong Phật.
Ta đến Trung Hoa là để truyền
bá Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đạo lý mới lạ này ở
đây chưa ai biết. Phật Tánh nó ở trong “Não Bộ” mỗi con Người, nó vô
hình, không thể sờ mó được. Chúng ta muốn thấy nó, muốn nó hiển lộ
mà cứ cầu xin, lạy lục, Tụng kinh, Niệm Phật, tu khổ hạnh, nghiên
cứu, học hành, giữ giới thì chẳng ích gì, cứ cắm đầu làm những
chuyện như vậy nên gọi là Vô Minh.
Vậy muốn xóa Vô Minh thì trước
hết ta phải Giác ngộ, khi Giác ngộ rồi thì sẽ biết công thức để tu
tập và biết cách để tạo ra công đức. Vì công đức nó là cực Dương,
cực sáng cũng gọi là hào Quang khi nó càng nhiều thì càng sáng nên
nó phá tan Vô Minh, vì đã phá tan vô minh thì lập tức Kiến Tánh, có
nghĩa là thấy được Tánh Phật Thanh tịnh của chính mình. Nhờ Kiến
Tánh nên biết đường trở về Phật giới, khi về Phật giới rồi mới gọi
là thành Phật được.
Ta chỉ có thể nói đến đây còn
lãnh hội được hay không là do duyên đạo của các người .!!./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét